Trời ơi, chắc mình tệ lắm nên mới bị “người ta” từ chối..

 Chắc mình chưa giỏi nên người ta mới từ chối mình ở vai trò công việc đó..

V..V

 Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đã đôi ba lần có những suy nghĩ rất ư là tiêu cực thế này về việc bị “ từ chối” kèm theo đó là một nỗi đau “ không thể diễn tả”, thế nhưng bạn thân mến ah, mọi thứ không quá tệ như chúng ta vẽ nên đâu, chẳng qua chỉ là giai đoạn đó “ chưa phù hợp và đúng thời điểm”.

Vậy để tìm hiểu từ gốc rễ vấn đề, chúng mình cùng quay trở lại thời kỳ hồi xửa hồi xưa nghen..

Những nhà tâm lý tiến hóa học tin rằng việc này có nguồn gốc từ khi chúng ta còn là những kẻ săn bắt hái lượm sống theo bầy đàn. Vì chúng ta không thể sống một mình, việc bị tẩy chay chẳng khác nào là bản án tử hình cả. Kết quả là, chúng ta phát triển một cơ chế báo nguy từ sớm để báo động với chúng ta khi gặp nguy hiểm “bị đá khỏi đảo” bởi những người trong bộ tộc – và đó chính là sự từ chối. Những người cảm thấy đau đớn vì bị từ chối thường sẽ thay đổi hành vi của họ, được cho phép ở lại trong bộ tộc, và được truyền lại cho đời sau.

Tuy vậy, nỗi đau về cảm xúc chỉ là một trong những điều mà sự từ chối gây ảnh hưởng lên cuộc sống của chúng ta. Sự từ chối còn tổn hại đến tâm trạng lẫn lòng tự tôn của chúng ra nữa, chúng gây ra những cơn giận và sự hung hăng, chúng làm mất ổn định cảm giác muốn “thuộc về” của chúng ta.

Và thật ra thì, mọi thứ không như người ta đang nghĩ, mà chính mình tự làm mình tổn thương vì cái cảm giác “ sợ không được yêu thương”.

 Thế thì, làm sao để vượt qua cảm giác “ đau thiệt là đau” khi bị ai đó từ chối??

1.NGƯNG CHỈ TRÍCH BẢN THÂN.

Hãy nhìn nhận lại mọi chuyện khi bạn bình tĩnh, có quyền đưa ra những vấn để của bản thân và của cả đối phương, nhưng tuyệt nhiên “ không chỉ trích mình “ bằng những cụm từ như “ mình tệ quá, mình ngu ghê, bla bla..” bởi như đã nói ở bên trên, nếu bạn càng như thế thì chỉ đi vào ngõ cụt trong suy nghĩ, hãy thử thay đổi suy nghĩ rằng “ mình tệ quá thành mình chưa phù hợp”.. Hãy nhớ rằng, đôi khi ngay lúc đó thấy mình mất đi nhiều thứ nhưng sau này lại nhận được rất nhiều. 

2. SƠ CỨU TÂM HỒN BẰNG VIỆC ” NÂNG GIÁ TRỊ BẢN THÂN”.

Khi lòng tự tôn của bạn bị ảnh hưởng, điều quan trọng ở đây là hãy nhắc nhở bản thân về những thứ mà bạn có thể làm được (thay vì chỉ nhìn vào những sai sót của mình). Một cách rất hay để nâng cao giá trị bản thân sau khi bị từ chối đó là sự tự khẳng định về những giá trị tốt mà bạn biết bạn có. Hãy lập một danh sách về 5 điểm tốt có ý nghĩa hoặc quan trọng đối với bạn – những điều khiến bạn là một đối tượng tốt cho các mối quan hệ (ví như, bạn luôn biết ủng hộ hoặc luôn biết san sẻ về mặt tinh thần), một người bạn tốt (ví như, bạn trung thành và biết lắng nghe), một nhân viên tốt (ví như, bạn có trách nhiệm và đạo đức làm việc cao). Sau đó hãy chọn lấy một điều trong số đó và viết 1, 2 đoạn văn ngắn (viết ra, đừng chỉ nghĩ trong đầu) vì sao điểm đó có giá trị với người khác, và bạn cần làm gì để thể hiện nó trong trường hợp nào đó. 

3. NÂNG CẢM XÚC CHO CHÍNH MÌNH BẰNG VIỆC “ HẠNH PHÚC TỰ THÂN”

Thay vì ngồi đó gặm nhắm nỗi buồn thì hãy đứng dậy, chọn cho mình một bộ quần áo đẹp, chăm chút cho chính mình rồi bước ra ngoài, đi tới nơi bạn thích, mua tặng cho mình một món quà và mở lòng kết giao những mối quan hệ mới. Nhưng hãy nhớ “đừng vì cô đơn mà nắm vội tay ai”, bởi vì chỉ khi sống trọn vẹn với chính mình, yêu thương chính mình thì bạn mới không còn nỗi sợ về việc “ không được yêu thương “ hay còn gọi là nỗi đau bò đá khi bị “ từ chối”.

Nguồn bài viết : tổng hợp từ TedTalk và trích dẫn của nhà tâm lý học Guy Winch.

Hình : internet

Like
Like Love Haha Wow Sad Angry

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.