Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đã đâu đó một hai lần buộc miệng “ ổn mà- có gì đâu” khi những người chung quanh quan tâm hỏi han. Thế nhưng bạn có thật sự “ ổn” điều đó chỉ có bạn biết, và nếu thật sự mọi thứ tuyệt vời như cách bạn đang trải qua thì chúc mừng bạn, còn nếu không thì hãy coi chừng, bạn đãng rơi vào cảm giác của sự “ vô cảm” được ngụy biện bằng hai chữ “ ổn mà”.

Mà bạn biết rồi đó, chắc chẳng ai muốn mình sống như một con robot khi mà mọi cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố của cuộc đời đều thể hiện chỉ một mặt, dần dà bạn sẽ bị mất kết nối với bản thân, với chính đứa trẻ bên trong và tự đẩy mình vào con đường “ trầm cảm” do chính mình tạo ra.

Điều đó có nguy hiểm không?

 CÓ, rất nguy hiểm bởi bạn sẽ không còn thấy “ mục đích sống”, với một sự thật rằng “ tôi không ổn chút nào”. Hành trình từ “Nhận Biết” tới “Nhận Thức” là một quảng đường rất dài với nhiều thử thách, đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn.

Nếu thay đổi bạn được gì?

ĐƯỢC RẤT NHIỀU khi mình có thể sống trọn vẹn với cảm xúc, buồn thì khóc, vui thì cười, hạnh phúc hay đau khổ đều có một mảng màu của riêng nó, mà khi bạn cảm nhận được hết thì tự khắc bạn được chữa lành, tần số rung động của năng lượng sẽ tăng cao, mang tới cho chính bạn một tình yêu thật sự dành cho mình.

Vậy yêu chính mình thật sự có ý nghĩa thế nào?

Bỏ qua những thứ chúng ta có thể dễ dàng mua sắm, làm đẹp cho bản thân ở bên ngoài, thì yêu thương bản thân là tìm thấy sự bình yên trong chính mình, thoải mái thật sự trong sâu lắng của chính con người chúng ta mà không hề bị tác động bởi ngoại cảnh.

Làm điều đó như thế nào?

1.Hãy yêu thương và nhẹ nhàng với bản thân

Tử tế và mềm mỏng với người khác luôn dễ hơn là với chính mình. Tiếng nói phán xét từ quá khứ có thể đã để lại nỗi hổ thẹn vô hình khiến chúng ta không tôn trọng, thậm chí phớt lờ cảm xúc thật mà chúng ta cảm nhận được.

Mềm mỏng với chính mình nghĩa là tiếp nhận và thoải mái hơn với những cảm xúc nảy sinh trong chúng ta. Việc con người cảm thấy buồn khổ, tổn thương và sợ hãi là rất đỗi bình thường. Đó chính là dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải yếu đuối, để chúng ta lưu tâm nhiều hơn và cởi mở tiếp nhận những cảm xúc này.

Nhà trị liệu tâm lý Laury Rappaport đưa ra một số câu hỏi tinh tế về cảm xúc trong cuốn sách “Liệu pháp nghệ thuật” định hướng vào khả năng tập trung.

– Bạn có thể thân thiện với cảm xúc của mình? 

– Bạn có thể nói lời chào với cảm xúc đó bên trong?

– Hãy tưởng tượng mình đang ngồi cạnh chúng. Bạn có thể chấp nhận sự tồn tại của chúng như thể chúng là những đứa trẻ yếu ớt không?

2. Không đè nén cảm xúc, cho chúng được hiện diện.

Yêu thương bản thân là đối mặt và tiếp nhận thành thực các cảm xúc. Trong nhiều trường hợp, chúng ta cố đẩy xa những cảm xúc không vui và bám víu lấy những gì vui vẻ. Nhưng theo giáo lý nhà Phật, nếu cứ bám vào những cảm xúc vui vẻ, ghét bỏ cảm giác đau đớn thì chúng ta chỉ càng tạo ra nhiều khổ đau hơn cho chính mình.

Đừng nói ” ổn mà” nữa, hãy chuyển sang chế độ ” thành thật” với mình bạn nhé, bởi có nhận diện thì mới có chữa lành.

Like
Like Love Haha Wow Sad Angry

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.